Các loại bột cao lanh khác nhau
- Phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, mục đích sử dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu
- Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia kaolin thành hai dạng là phát sinh từ các nguồn sơ cấp và phát sinh từ các nguồn thứ cấp. Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat như rhyolit, granit, gơnai. Cao lanh thứ cấp được tạo ra từ sự chuyển dời của cao lanh sơ cấp từ nơi nó sinh ra vì xói mòn và được vận chuyển cùng các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng. Một số kaolinit cũng được sinh ra tại nơi tái trầm lắng do biến đổi thủy nhiệt hay phong hóa hóa học đối với acco (arkose), một dạng đá trầm tích mảnh vụn với hàm lượng fenspat trên 25 %.
- Theo nhiệt độ chịu lửa, các loại bột cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C), cao (trên 1.730°C), vừa (trên 1.650°C) và thấp (trên 1.580°C).
- Các loại bột cao lanh.
- Cao lanh trắng,
- cao lanh vàng, cao lanh xám, cao lanh đỏ, cao lanh hồng, cao lanh đen.
- Tùy vào mục đích sử dụng mà các loại bôt cao lanh được nghiền theo độ mịn khác nhau.
Các bột cao lanh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
- Bột cao lanh được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, mỹ phẩm và dược phẩm.Kaolin có thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh,… được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau bao gồm trong việc sản xuất các sản phẩm dưỡng da. Cao lanh có khả năng thấm hút, được sử dụng như một chất làm khô nên đặc biệt hiệu quả trong việc kiềm dầu cho làn da hay đổ dầu. Một trong những sản phẩm có thành phần này phổ biến nhất hiện nay là mặt nạ và sữa rửa mặt. Ngoài ra thành phần này cũng hoạt động tốt trong các loại serum giúp hấp dụ chất nhờn dư thừa ở da.
- Công nghiệp sản xuất giấy: trong công nghiệp giấy, các loại bột cao lanh được sử dụng để làm chất độn giúp giấy có mặt nhẵn hơn, tăng độ ngấm mực in, tăng độ kín, giảm độ thấu quang…
- Sản xuất vật liệu chịu lửa: bột cao lanh để sản xuất gạch chịu lửa, vật dụng chịu lửa, gạch nửa axit…
- Trong ngành luyện kim đen, gạch chịu lửa làm từ bột cao lanh chủ yếu được dùng để lót trong lò cao, lò gió nóng hay lò luyện gang… Hoặc những ngành công nghiệp cần gạch chịu lửa với khối lượng ít như nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, luyện kim màu, thủy tinh và sứ…
- Chế tạo sợi thuỷ tinh: Bột cao lanh ngày một được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất sợi thuỷ tinh
- Ngành sản xuất cao su: Bột cao lanh có tác dụng làm tăng độ rắn, cách điện, tính đàn hồi tốt nên giúp làm tăng độ bền cứng của cao su và giảm giá thành sản phẩm của các chất dẻo như PE, PVC, PP…
- Trong sản xuất giả da bột cao lanh cũng có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi.
- Trong ngành sản xuất xà phòng: bột cao lanh được sử dụng do có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, cũng như hấp thụ dầu mỡ khi sử dụng.
- Trong ngành sản xuất phân bón: bột cao lanh được dùng làm chất độn giúp nâng cao chất lượng phân bón.
- Trong các lĩnh vực xây dựng cao lanh được dùng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng,nguyên liệu trong sản xuất nhôm, chất tráng trong xây dựng, phèn nhôm…
Công ty hiện đang sản xuất và cung cấp các loại cao lanh, zeolite khác nhau quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn ,báo giá.
CÔNG TY TNHH SX TM DV SILICA
LH : 0931558910